Hiện tượng cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn có nguy hiểm không? Vì sao trong quá trình chăm sóc dù cẩn thận nhưng cá koi vẫn xảy ra hiện tượng bỏ ăn đó? Việc nhận biết sớm những dấu hiệu lạ ở cá koi sẽ giúp bạn nhanh chóng có được phương án xử lý hiệu quả nhất. Từ đó giúp cá koi sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn – Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Cá koi từ lâu đã được xem là một loại cá cảnh quý được nhiều người ưa chuộng. Nuôi cá koi không chỉ thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Tuy nhiên cá koi trên thực tế không hề dễ nuôi. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc bạn cần phải quan sát chúng hàng ngày để kịp thời nhận biết các dấu hiệu lạ.

Một trong những hiện tượng mà nhiều cá koi thường gặp phải chính là bơi lờ đờ và bỏ ăn. Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường ở cá koi. Tuy nhiên chúng lại cảnh báo những dấu hiệu cho thấy cá koi đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm.
Cụ thể bạn sẽ thấy cá koi bỗng nhiên bơi lờ đờ ở phần mặt nước, phần đầu của cá sẽ nổi lên trên mặt nước để hô hấp. Còn phần thân và đuôi cá koi chìm sâu dưới nước. Cùng với đó bạn sẽ thấy cá koi bỏ ăn hoặc ăn kém hơn trước. Hiện tượng này được gọi là chứng nổi đầu ở cá koi. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và nếu không xử lý kịp thời cá koi của bạn sẽ yếu dần đi và chết.
Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn
Cá koi bơi lờ đờ và có hiện tượng bỏ ăn được coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm ở cá. Vì vậy, để có cách xử lý hiệu quả bạn cần phải nắm được những nguyên nhân sau:
Ô nhiễm môi trường nước
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến cá koi bơi lờ đờ, bỏ ăn chính là môi trường nước bị ô nhiễm. Đối với cá nói chung và cá koi nói riêng thì môi trường nước đóng vai trò vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của cá. Chính vì vậy, nếu môi trường nước bị ô nhiễm sẽ khiến cá koi gặp nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh nổi đầu.

Môi trường nước có thể bị ô nhiễm bởi các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Chúng sinh sôi quá nhanh và cạnh tranh nguồn oxy của cá koi. Vì vậy cá sẽ phải nổi lên bề mặt nước để lấy oxy.
Ngoài ra, các chất độc hại như hydrogen sulfide hoặc cyanide ammonia cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Hai chất này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy trong máu của cá koi. Từ đó khiến cá koi bị thiếu oxy và phải ngoi lên mặt nước để hô hấp.
Lượng oxy trong nước giảm
Cá koi sinh trưởng và phát triển cần có đủ lượng oxy hòa tan trong nước. Nếu lượng oxy hòa tan này bị giảm đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá koi và khiến cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ khiến cá dần yếu đi, màu sắc kém rực rỡ hơn. Lâu ngày cá koi sẽ chết.
Xuất hiện các loại ký sinh trùng ở mang cá koi
Trong quá trình sinh trưởng, nếu mang cá koi xuất hiện các loại ký sinh trùng như: Trichodina, Chilodonella, Ichthyophthirius… sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chúng. Khi ký sinh trùng phát triển, chúng sẽ phá hủy mang cá khiến cá phải ngoi lên mặt nước để thở và khiến sức khỏe của cá giảm đi.

Cá koi bị ngộ độc kim loại
Môi trường nước xuất hiện những loại kim loại nặng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá koi. Khi lượng kim loại nặng quá nhiều sẽ khiến cá koi bị ngộ độc. Chúng sẽ phải nổi đầu lên mặt nước để hô hấp và rơi vào tình trạng bơi lờ đờ, bỏ ăn.
Cách xử lý hiệu quả khi cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn
Ngay khi xác định được nguyên nhân thì bạn sẽ có được cách xử lý hiệu quả nhất. Vì vậy bạn có thể tham khảo những cách xử lý sau đây để giúp cá koi nhanh khỏe như trước:
Xử lý môi trường nước
Nếu môi trường nước bị ô nhiễm thì bạn sẽ phải kiểm tra và xử lý. Cụ thể bạn cần tiến hành thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước trong hồ.
- Kiểm tra hệ thống lọc nước.
- Có thể giảm mật độ cá koi nếu như có quá nhiều cá trong hồ.
- Tiến hành thay khoảng 20 – 30% lượng nước trong hồ mỗi ngày. Có thể thực hiện rút nước ở tầng đáy và bổ sung nước ở tầng mặt của hồ.
- Trang bị thêm quạt để tạo nguồn oxy cho cá.
- Cho cá koi ăn theo đúng lịch, không cho ăn quá nhiều bởi thức ăn thừa cũng sẽ là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ảnh hưởng.

Cách xử lý khi cá koi bị nhiễm độc kim loại và bị ký sinh trùng mang
Nếu cá koi bị nhiễm độc kim loại thì bạn hãy sử dụng loại thuốc giải độc cho cá koi. Bạn cần tiêm cho chúng để đảm bảo rằng lượng độc trong cơ thể sẽ dần bị tiêu hủy. Loại thuốc giải độc cho cá koi thường được sử dụng là dimercaprol.
Còn nếu cá bị ký sinh trùng mang thì bạn cần nhận biết và cách ly chúng khỏi những con cá koi đang khỏe mạnh để tránh lây lan. Khi đó bạn sẽ tắm cho những con cá koi bị ký sinh trùng mang bằng phèn xanh nồng độ 3 – 5ppm hoặc bằng muối ăn nồng độ 2 – 3%. Bạn tiến hành tắm liên tục trong 3 – 4 ngày và mỗi lần khoảng 5 – 10 phút.
Nuôi cá koi cần phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ. Đặc biệt bạn phải quan sát hoạt động của chúng mỗi ngày. Việc nhận biết được cá koi bơi lờ đờ và bỏ ăn sớm sẽ giúp bạn có được phương án xử lý hiệu quả nhất và giúp chúng khỏe mạnh trở lại.